Mụn nội tiết là gì? Dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết và cách điều trị

Mụn nội tiết là loại mụn mà nhiều người gặp phải kể cả nam và nữ, đa số những người mắc loại mụn này thường trong độ tuổi dậy thì hay đang phát triển về mặt sinh lý, hormone thay đổi. Mụn nội tiết là loại mụn rất khó chữa trị và cần thời gian kiên trì. Vậy để điều trị một cách hiệu quả hãy cùng   tìm hiểu qua bài viết về mụn nội tiết là gì dưới đây nhé!

I. Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết hay còn gọi là mụn trứng cá là loại mụn liên quan đến sự hình thành và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Mụn nội tiết thường mọc ở cằm hoặc xung quanh xương hàm. 

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, nhưng sự thay đổi nội tiết tố có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng và gây ra mụn nội tiết tố là chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ mãn kinh của phụ nữ.

Người ta ước tính rằng khoảng 50% phụ nữ trong độ tuổi 20-29 bị mụn do nội tiết tố, và khoảng 25% phụ nữ trong độ tuổi 40-49.

II. Dấu hiệu cho thấy bạn mắc mụn nội tiết

1. Mụn mọc nhiều ở cằm và xương hàm

Để trị mụn nội tiết tố hiệu quả, bạn nên biết rằng một trong những dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết tố chính là vị trí của loại mụn này trên mặt. 

Phần dưới của khuôn mặt, đặc biệt là ở cằm và xương hàm thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn bị mụn do nội tiết tố.

Sở dĩ nó mọc ở vị trí này là do lượng hormone dư thừa trong cơ thể kích thích tuyến bã nhờn. Hầu hết các tuyến bã nhờn nằm ở vùng cằm.

2. Mụn mọc dạng mụn bọc, mụn mủ

Mụn do rối loạn nội tiết chủ yếu là mụn nang, mụn mủ thay vì mụn bọc, hay mụn ẩn. Dấu hiệu thường thấy của mụn nội tiết là những nốt mụn sưng to, tấy đỏ. 

Ngoài cằm và quai hàm, mụn nội tiết tố còn có thể xuất hiện trên một số vùng da như thái dương, trán khiến bệnh nhân rất xấu hổ và không tự tin. 

3. Nhiều mụn dù đã qua tuổi dậy thì

Mụn nội tiết thường xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi 20, khi các tuyến nội tiết hoạt động mạnh nhất, độ tuổi 20 – 30 cũng là giai đoạn phụ nữ mang thai và sinh nở dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố.

4. Dễ mọc mụn khi căng thẳng 

Nếu căng thẳng, áp lực hoặc thức khuya khiến bạn dễ bị mụn trứng cá, thì bạn đang đối mặt với mụn nội tiết tố. Hormone cortisol là một loại hormone có khả năng kích thích sự phát triển của mụn trứng cá, một loại mụn viêm nặng. Hormone cortisol thường tăng cao khi đầu óc căng thẳng, áp lực, thiếu ngủ.

III. Nguyên nhân gây mụn nội tiết

Mụn nội tiết chủ yếu do tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Hay cụ thể là:

  • Nguyên nhân chính gây ra mụn nội tiết tố là do dư thừa nội tiết tố androgen. Hormone này cần thiết cho sự tăng trưởng và sinh sản ở cả nam và nữ. 
  • Ngoài ra, nội tiết tố androgen còn điều chỉnh quá trình tiết bã nhờn trên da.
  • Nếu nội tiết tố không được điều chỉnh nhanh chóng, các tuyến bã nhờn hoạt động liên tục và tiết ra nhiều dầu hơn, lúc này bã nhờn dư thừa sẽ tích tụ và gây bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời, nang lông bị đóng lại, tạo môi trường yếm khí tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển, điển hình là vi khuẩn Propionibacterium acnes, gây ra tình trạng mụn viêm, nóng, đỏ, sưng tấy do nội tiết tố gây ra.

Yếu tố nguy cơ gây mụn nội tiết

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn nội tiết như:

  • Tuổi dậy thì.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai và mãn kinh.
  • Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực cao cũng có thể khiến cơ thể mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến mụn do nội tiết tố.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học có thể làm thay đổi nội tiết tố gây ra mụn nội tiết tố.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai có thể dẫn đến mụn trứng cá do nội tiết tố. Rối loạn nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang, suy giáp,…

IV. Điều trị mụn nội tiết như thế nào?

Quá trình điều trị mụn nội tiết đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Với những tình trạng mụn khác nhau, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị như:

1. Sử dụng thuốc tây y

Sau khi thăm khám, kiểm tra da và đánh giá tình trạng mụn, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Một số loại thuốc trị mụn nội tiết tố thường được sử dụng bao gồm:

  • Thực phẩm chức năng và nutraceuticals giúp cân bằng nội tiết tố của cơ thể.
  • Thuốc bôi có chứa retinoid.
  • Thuốc ức chế androgen. 

Thuốc kháng sinh uống hoặc bôi dùng để điều trị mụn viêm, mụn mủ.

Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị mụn nội tiết tố, tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối đa và hạn chế tác dụng phụ của thuốc thì cần lựa chọn liệu trình phù hợp và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

2. Trị mụn nội tiết bằng sản phẩm tự nhiên

Các chất có nguồn gốc tự nhiên như dầu trà xanh và dầu tràm trà có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn giúp giảm viêm và giảm mụn trên da của bạn. Ngoài ra, AHAs (axit alpha hydroxy), axit có nguồn gốc thực vật giúp loại bỏ tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông, giảm mụn trứng cá và giảm sẹo mụn do nội tiết tố hiệu quả. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với trường hợp mụn nội tiết nhẹ. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về mụn nội tiết là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có những kiến thức khi mắc mụn nội tiết để điều trị một cách hiệu quả. Nếu bị mụn nặng hãy đi khám bác sĩ nhé!