Biện pháp tu từ là gì? Các tác dụng của biện pháp tu từ

Trong văn chương, biện pháp tu từ được sử dụng rất phổ biến với mục đích truyền tải cảm xúc đến người đọc. Vậy tác dụng của biện pháp tu từ là gì, hình thức các biện pháp này thế nào? Tất cả những điều đó sẽ được ffdjf chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

I. Khái niệm biện pháp tu từ

tác dụng của biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ giúp cho tác phẩm thêm sinh động, gần gũi hơn
Để hiểu chính các, cụ thể từng tác dụng của biện pháp tu từ, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về khái niệm nay. Tu từ là biện pháp văn học cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt theo từng ngữ cảnh, bối cảnh với từng mục đích nhằm tăng tính gợi cảm, gợi hình. Qua đó, giúp người đọc dễ hình dung hơn về cảm xúc, hình ảnh chân thực.
Trong tiếng Việt, các biện pháp tu từ rất đa dạng và phong phú như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, hoán dụ… chúng được sử dụng để tạo ra dấu ấn riêng cho từng tác phẩm. Do đó, trong mỗi tác phẩm của mình, tác giả có thể sử dụng nhiều biện pháp tu từ để diễn đạt, bày tỏ cảm xúc.

II. Tác dụng của biện pháp tu từ

Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp tác giả tạo nên những giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm. Đồng thời, hình ảnh của nhân vật được hiện lên sinh động, cụ thể hơn. Trong các tác phẩm văn học, biện pháp tu từ được dùng để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm.
So với cách diễn đạt thông thường, việc sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ… giúp người đọc gợi được sự tưởng tượng, tăng tính biểu cảm cho sự diễn đạt.
Bên cạnh đó, tác dụng của biện pháp tu từ còn giúp những nhân vật trong tác phẩm gần gũi, thân thiết hơn với con người. Làm tăng sức gợi hình cho sự diễn đạt, gợi những liên tưởng sâu sắc.
Đồng thời, mỗi biện pháp tu từ khác nhau sẽ có những tác dụng cụ thể riêng biệt nhưng nhìn chung tác dụng của biện pháp tu từ làm tăng cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, đôi khi chúng còn góp phần cụ thể hóa những điều trừu tượng mà con người khó có thể cân đo, đong đếm được.

III. Tác dụng một số biện pháp tu từ thường gặp

Như đã chia sẻ, biện pháp tu từ có rất nhiều loại và mỗi biện pháp lại có những tác dụng khác nhau.

1. Biện pháp so sánh

tác dụng của biện pháp tu từ
Biện pháp so sánh giúp người đọc dễ hình sung điều tác giả nói đến
Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng nhằm đối chiếu những sự vật khác nhau trong một thời điểm nào đó, với mục đích là tăng sức gợi hình, gợi cảm khi diễn đạt. Thông qua biện pháp so sánh, người đọc dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc mà tác giả nói tới.
Ngoài ra, tác dụng của biện pháp tu từ này là giúp câu văn bay bổng hơn. Mục đích của so sánh không phải tìm ra điểm giống hay khác nhau mà diễn đạt hình ảnh, đặc điểm nào đó của sự vật để người đọc hiểu hơn. Ví dụ như: xấu như ma, vui như tết, hôi như cú…

2. Biện pháp nhân hóa

Biện pháp tu từ nhân hóa là sử dụng từ ngữ miêu tả cây cối, con vật, đồ vật… bằng những từ ngữ dùng để gọi con người. Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa là khiến sự vật, con vật trẻ nên sinh động, có hồn và gần với con người hơn. Biện pháp tu từ này cũng đem lại cho câu văn, lời thơ có tính biểu cảm cao.
Ví dụ dùng những cách gọi con người để gọi con vật như chị ong, ông mặt trời, chú gà trống…

3. Biện pháp ẩn dụ

Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà gọi tên sự vật, hiện tượng này tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau để tăng sức gợi cảm, gợi hình. Ví dụ: Những bông hoa kim ngân như thắp lên niềm hi vọng về tương lai tươi sáng, rực rỡ.

4. Biện pháp hoán dụ

tác dụng của biện pháp tu từ
Biện pháp hoán dụ nhằm tăng sức gợi hình
Biện pháp tu từ hoán dụ là cách dùng để gọi tên sự vật, sự việc, khái niệm nay bằng tên sự vật, hiện tượng khác mà giữa chúng có mối quan hệ gần gũi với nhau. Tác dụng của biện pháp tu từ này là tăng sức gợi hình, gợi cảm trong cách diễn đạt của tác giả. Ví dụ như: Cả phòng đang lắng nghe thầy giảng bài một cách chăm chú; Cứ mỗi khi hè đến thì những màu áo xanh lại đến những mảnh đất xa xôi, khó khăn…

5. Biện pháp Nói quá

Biện pháp tu từ nói quá là dùng cách nói phóng đại mức độ, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả. Ngoài ra, nói quá còn được gọi là cường điệu, phóng đại… biện pháp tu từ này thường được sử dụng trong thông tấn, văn chương.
Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá là dùng để nhấn mạng, gây ấn tượng về điều định nói hay tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ như: Lỗ mũi mũi mười tám gánh lông… Có thể thấy, sự kết hợp của biện pháp tu từ nói quá với phóng đại giúp tăng sức biểu cảm, sự sinh động… nằm mang lại hiệu quả cao hơn cho lời nói, câu văn.

6. Biện pháp điệp ngữ

tác dụng của biện pháp tu từ
Các câu văn, câu thơ thêm tính nhịp điệu với biện pháp tu từ điệp ngữ
Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp đi lại lại nhiều lần một từ ngữ hoặc cả câu nói nào đó một cách nghệ thuật. Tác dụng của điệp ngữ là giúp làm nổi bật ý được nhấn mạnh, tạo nên âm điệu, nhịp điệu chi câu thơ, đoạn văn cũng như mang lại cảm xúc mạnh cho người đọc.

7. Biện pháp nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là một trong những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong đời sống. Biện pháp tu từ này là cách nói giảm nhẹ quy mô, tính chất, mức độ của sự việc hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của nó.
Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là tạo nên sự tế nhị, nhằm tăng sức biểu cảm cho lời văn. Đồng thời giảm mức độ gây cảm giác đau buồn, nặng nề. Thêm vào đó, nói giảm nói tránh còn thể hiện thái độ nhã nhặn, lịch sử của người nói, góp phần tạo cách nói chuẩn mực của người có văn hóa.
Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về tác dụng của biện pháp tu từ. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích cho quá trình học tập của mình. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy cũng như các lĩnh vực khác trong đời sống. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.