Giáo Dục

Năm 2022, du học Hàn Quốc nên học ngành gì lương cao?

Năm 2022, du học Hàn Quốc nên học ngành gì lương cao?

Hàn Quốc là đất nước có nền giáo dục phát triển, bởi bậy hàng năm có lượng lớn du học sinh từ các nước trên thế giới đến đây học tập. Vậy khi du học Hàn Quốc nên học ngành gì? Hãy cùng ffdjf chúng tôi tìm hiểu để có lựa chọn chính xác nhất nhé.

I. Tại sao nên du học Hàn Quốc?

du học Hàn Quốc nên học ngành gì
Với nền giáo dục phát triển, Hàn Quốc là sự lựa chọn của nhiều sinh viên quốc tế
Từ trước đến nay, Hàn Quốc luôn là lựa chọn của nhiều du học sinh Việt Nam. Bởi xứ sở Kim chi có nền giáo dục tiên tiến bậc nhất Châu Á cũng như hàng đầu thế giới. Đặc biệt, Hàn Quốc có nền giáo dục xếp thứ 2 thế giới về toán học và văn học. Nên mỗi năm lượng sinh viên quốc tế đến đây học tập, trải nghiệm môi trường giáo dục rất lớn.
Không chỉ vậy, chi phí học tập tại Hàn Quốc cũng thấp hơn các quốc gia phát triển khác. Đây cũng chính là điểm thu hút các du học sinh đến đây học tập.
Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc cũng có nhiều chính sách ưu đãi dành cho su học sinh quốc tế khi đến đây học tập như làm thêm, học bổng… Nhờ đó du học sinh có thêm tiền để trang trải chi phí sinh hoạt, học tập.
Thêm vào đó, điều kiện sống tại Hàn Quốc rất thuận lợi, Khí hậu ôn hòa, người dân thân thiện. Bên cạnh đó, khi mới đến Hàn Quốc du học, bạn sẽ được các trường sắp xếp chỗ ở trong ký túc xá đầy đủ.

II. Những ngành nên chọn khi du học Hàn Quốc

Du học Hàn Quốc nên học ngành gì luôn là câu hỏi mà nhiều bạn du học sinh thắc mắc. Dưới đây là một số ngành học được săn đón nhiều nhất.

1. Ngành Quản trị khách sạn, du lịch

Du lịch đang là ngành nghề mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tại Hàn Quốc. Vậy nên quốc gia này đang dốc rất nhiều vốn để đầu tư chất lượng cho ngành du lịch.
Chương trình đào tạo ngành du lịch dành cho sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc cũng rất đa dạng, bạn có thể thoải mái lựa chọn các ngành nghề như lễ tân, lữ hành, quản trị khách sạn… Đồng thời, theo học ngành du lịch bạn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa, được tiếp xúc với những vùng đất mới. Vậy nên, nếu bạn còn đang băn khoăn với lựa chọn du học Hàn Quốc nên học ngành gì thì đừng bỏ qua quản trị khách sạn, du lịch nhé.

2. Ngành Công nghệ thông tin

du học Hàn Quốc nên học ngành gì
Nhu cầu lao động ngành công nghệ thông tin rất rộng mở
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại 4/0 thì đây chắc chắn là ngành học bạn không nên bỏ qua khi du học tại Hàn Quốc. Đồng thời, Hàn Quốc cũng sở hữu những hãng công nghệ nổi tiếng trên thế giới. Theo đó, chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin tại đây luôn được đảm bảo với đội ngũ giảng viên giỏi, cơ sở vật chất hiện hại.
Ngoài ra, cơ hội được thực tập tại các công ty công nghệ nổi tiếng tại Hàn Quốc rất rộng mở. Nếu năng lực của bạn thực sự tốt thì việc sở hữu mức lương cao sau khi tốt nghiệp là điều không phải lo ngại. Vị trí công việc mà bạn có thể đảm nhận như lập trình viên, nhân viên kiểm soát chất lượng phần mềm…

3. Ngành Truyền thông

Hàn Quốc là đất nước có ngành truyền thông phát triển vượt bậc với hàng trăm hãng truyền thông lớn nhỏ. Vậy nên đây luôn là ngành học được nhiều bạn du học sinh lựa chọn.
Nếu bạn đang phân vân du học Hàn Quốc nên học ngành gì, thì đừng ngần ngại nhé. Với sự năng động, ngành truyền thông rất phù hợp với những bạn yêu thích sự sáng tạo, đam mê khám phá. Ngành học này sẽ trang bị cho bạn đầy đủ kiến thức từ lý luận đến thực tiễn như truyền hình, quảng cáo, sự kiện…
Đồng thời, khi tốt nghiệp ngành truyền thông tại Hàn Quốc bạn cũng không phải lo lắng về cơ hội việc làm. Bởi nhu cầu tuyển dụng lao động cho truyền thông hiện nay rất lớn với mức thư nhập cao, ổn định. Bạn có thể làm việc với vị trí nhà báo, phóng viên, biên tập viên, nhân viên truyền thông…

4. Ngành Mỹ phẩm, làm đẹp

du học Hàn Quốc nên học ngành gì
Hàn Quốc là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đam mê lĩnh vực làm đẹp
Sẽ thật thiếu sót nếu nếu chúng ta không nhắc đến ngành làm đẹp với thắc mắc du học Hàn Quốc nên học ngành gì. Bởi hiện nay, nhu cầu làm đẹp không chỉ dành cho phái đẹp mà ngay cả cánh mày râu cũng rất quan tâm đến điều này. Vậy nên, ngành làm đẹp luôn có nhu cầu tuyển dụng và được chú trọng phát triển trên toàn thế giới.
Hơn thế, Hàn Quốc còn là cái nôi của công nghệ làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ nên đây sẽ là ngành học rất phù hợp nếu bạn có đam mê với lĩnh vực này. Sau khi ra trường, bạn có thể làm việc tại các vị trí như chuyên viên trang điểm, sáng chế thẩm mỹ, tư vấn làm đẹp…

5. Ngành Thiết kế thời trang

du học Hàn Quốc nên học ngành gì
Ngành thiết kế thời trang được nhiều sinh viên lựa chọn khi du học tại Hàn Quốc
Hàn Quốc được xem là thủ đô thời trang của Châu Á. Minh chứng, tại xứ sở Kim chi thường xuyên tổ chức các tuần lễ thời trang nổi tiếng. Do đó, nếu bạn đang chưa biết du học Hàn Quốc nên học ngành gì thì thời trang là sự lựa chọn không hề tồi.
Với ngành thiết kế thời trang tại Hàn Quốc, bạn sẽ có nhiều cơ hội được học hỏi các phong cách, xu hướng thời trang mới, nâng tầm gu thời trang cũng như là cơ hội để phát triển bản thân.

III. Lời kết

Tóm lại, để lựa chọn bất cứ ngành nào khi du học bạn nên cân nhắc thật kỹ dựa vào những yếu tố chủ quan và khách quan nhé, đó có thể là đam mê, sở thích của bản thân,nhu cầu thực tế về nguồn lao động. Hy vọng, với gợi ý du học Hàn Quốc nên học ngành gì trên đây sẽ giúp bạn có được lựa chọn phù hợp và chính xác nhất cho bản thân mình. Chúc các bạn thành công.
Biện pháp tu từ là gì? Các tác dụng của biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ là gì? Các tác dụng của biện pháp tu từ

Trong văn chương, biện pháp tu từ được sử dụng rất phổ biến với mục đích truyền tải cảm xúc đến người đọc. Vậy tác dụng của biện pháp tu từ là gì, hình thức các biện pháp này thế nào? Tất cả những điều đó sẽ được ffdjf chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

I. Khái niệm biện pháp tu từ

tác dụng của biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ giúp cho tác phẩm thêm sinh động, gần gũi hơn
Để hiểu chính các, cụ thể từng tác dụng của biện pháp tu từ, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về khái niệm nay. Tu từ là biện pháp văn học cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt theo từng ngữ cảnh, bối cảnh với từng mục đích nhằm tăng tính gợi cảm, gợi hình. Qua đó, giúp người đọc dễ hình dung hơn về cảm xúc, hình ảnh chân thực.
Trong tiếng Việt, các biện pháp tu từ rất đa dạng và phong phú như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, hoán dụ… chúng được sử dụng để tạo ra dấu ấn riêng cho từng tác phẩm. Do đó, trong mỗi tác phẩm của mình, tác giả có thể sử dụng nhiều biện pháp tu từ để diễn đạt, bày tỏ cảm xúc.

II. Tác dụng của biện pháp tu từ

Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp tác giả tạo nên những giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm. Đồng thời, hình ảnh của nhân vật được hiện lên sinh động, cụ thể hơn. Trong các tác phẩm văn học, biện pháp tu từ được dùng để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm.
So với cách diễn đạt thông thường, việc sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ… giúp người đọc gợi được sự tưởng tượng, tăng tính biểu cảm cho sự diễn đạt.
Bên cạnh đó, tác dụng của biện pháp tu từ còn giúp những nhân vật trong tác phẩm gần gũi, thân thiết hơn với con người. Làm tăng sức gợi hình cho sự diễn đạt, gợi những liên tưởng sâu sắc.
Đồng thời, mỗi biện pháp tu từ khác nhau sẽ có những tác dụng cụ thể riêng biệt nhưng nhìn chung tác dụng của biện pháp tu từ làm tăng cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, đôi khi chúng còn góp phần cụ thể hóa những điều trừu tượng mà con người khó có thể cân đo, đong đếm được.

III. Tác dụng một số biện pháp tu từ thường gặp

Như đã chia sẻ, biện pháp tu từ có rất nhiều loại và mỗi biện pháp lại có những tác dụng khác nhau.

1. Biện pháp so sánh

tác dụng của biện pháp tu từ
Biện pháp so sánh giúp người đọc dễ hình sung điều tác giả nói đến
Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng nhằm đối chiếu những sự vật khác nhau trong một thời điểm nào đó, với mục đích là tăng sức gợi hình, gợi cảm khi diễn đạt. Thông qua biện pháp so sánh, người đọc dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc mà tác giả nói tới.
Ngoài ra, tác dụng của biện pháp tu từ này là giúp câu văn bay bổng hơn. Mục đích của so sánh không phải tìm ra điểm giống hay khác nhau mà diễn đạt hình ảnh, đặc điểm nào đó của sự vật để người đọc hiểu hơn. Ví dụ như: xấu như ma, vui như tết, hôi như cú…

2. Biện pháp nhân hóa

Biện pháp tu từ nhân hóa là sử dụng từ ngữ miêu tả cây cối, con vật, đồ vật… bằng những từ ngữ dùng để gọi con người. Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa là khiến sự vật, con vật trẻ nên sinh động, có hồn và gần với con người hơn. Biện pháp tu từ này cũng đem lại cho câu văn, lời thơ có tính biểu cảm cao.
Ví dụ dùng những cách gọi con người để gọi con vật như chị ong, ông mặt trời, chú gà trống…

3. Biện pháp ẩn dụ

Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà gọi tên sự vật, hiện tượng này tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau để tăng sức gợi cảm, gợi hình. Ví dụ: Những bông hoa kim ngân như thắp lên niềm hi vọng về tương lai tươi sáng, rực rỡ.

4. Biện pháp hoán dụ

tác dụng của biện pháp tu từ
Biện pháp hoán dụ nhằm tăng sức gợi hình
Biện pháp tu từ hoán dụ là cách dùng để gọi tên sự vật, sự việc, khái niệm nay bằng tên sự vật, hiện tượng khác mà giữa chúng có mối quan hệ gần gũi với nhau. Tác dụng của biện pháp tu từ này là tăng sức gợi hình, gợi cảm trong cách diễn đạt của tác giả. Ví dụ như: Cả phòng đang lắng nghe thầy giảng bài một cách chăm chú; Cứ mỗi khi hè đến thì những màu áo xanh lại đến những mảnh đất xa xôi, khó khăn…

5. Biện pháp Nói quá

Biện pháp tu từ nói quá là dùng cách nói phóng đại mức độ, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả. Ngoài ra, nói quá còn được gọi là cường điệu, phóng đại… biện pháp tu từ này thường được sử dụng trong thông tấn, văn chương.
Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá là dùng để nhấn mạng, gây ấn tượng về điều định nói hay tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ như: Lỗ mũi mũi mười tám gánh lông… Có thể thấy, sự kết hợp của biện pháp tu từ nói quá với phóng đại giúp tăng sức biểu cảm, sự sinh động… nằm mang lại hiệu quả cao hơn cho lời nói, câu văn.

6. Biện pháp điệp ngữ

tác dụng của biện pháp tu từ
Các câu văn, câu thơ thêm tính nhịp điệu với biện pháp tu từ điệp ngữ
Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp đi lại lại nhiều lần một từ ngữ hoặc cả câu nói nào đó một cách nghệ thuật. Tác dụng của điệp ngữ là giúp làm nổi bật ý được nhấn mạnh, tạo nên âm điệu, nhịp điệu chi câu thơ, đoạn văn cũng như mang lại cảm xúc mạnh cho người đọc.

7. Biện pháp nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là một trong những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong đời sống. Biện pháp tu từ này là cách nói giảm nhẹ quy mô, tính chất, mức độ của sự việc hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của nó.
Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là tạo nên sự tế nhị, nhằm tăng sức biểu cảm cho lời văn. Đồng thời giảm mức độ gây cảm giác đau buồn, nặng nề. Thêm vào đó, nói giảm nói tránh còn thể hiện thái độ nhã nhặn, lịch sử của người nói, góp phần tạo cách nói chuẩn mực của người có văn hóa.
Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về tác dụng của biện pháp tu từ. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích cho quá trình học tập của mình. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy cũng như các lĩnh vực khác trong đời sống. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Dấu ngoặc kép là gì? Tác dụng của dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép là gì? Tác dụng của dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép là một trong những dấu câu quen thuộc và được sử dụng nhiều trong văn bản, trích dẫn hàng ngày. Vậy tác dụng của dấu ngoặc kép là gì, dùng thế nào để hiệu quả nhất. Các bạn hãy tham khảo bài viết này của ffdjf chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé.

I. Khái niệm dấu ngoặc kép là gì?

Tác dụng của dấu ngoặc kép
Kí hiệu của dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép hay còn được gọi là dấu trích dẫn, được sử dụng theo cặp gồm 2 dấu nháy đơn (‘) đứng liền kề nhau và được hiểu chung là một dấu câu duy nhất (‘’) trong hệ thống chữ viết dùng để đánh dấu bắt đầu hoặc kết thúc của phần trích dẫn lời nói, câu nói hoặc cụm từ đặc biệt. Thông thường, trước dấu ngoặc kép người viết sẽ sử dụng thêm dấu 2 chấm. Chỉ trong một số trường hợp sử dụng với ý nghĩa đặc biệt thì không cần dùng đến dấu 2 chấm.
Cặp dấu ngoặc kép thường gồm một dấu hoặc ngoặc kép mở, đóng khi trích dẫn tương ứng bắt đầu và kết thúc câu trích dẫn. Dấu ngoặc kép được tạo nên bởi hai dấu hoặc đơn liên kề nhau. Ngoài ra, tác dụng của dấu ngoặc kép rất đa dạng bởi chúng có rất nhiều dạng, biến thể theo từng ngôn ngữ khác nhau. Trong các văn bản của Mỹ, dấu ngoặc kép được sử dụng kiểu chính là (“”). Nếu ngoặc kép được sử dụng bên trong một dấu ngoặc kép khác, thì dấu nháy đơn sẽ được dùng làm kiểu phụ. Ví dụ: “Không phải anh ấy nói ‘Tôi thích màu đen nhất’ khi tôi hỏi sở thích của anh ấy hay sao?” – anh khách hỏi. Trong trường hợp, nếu một tập hợp các trích dẫn được lồng với nhau, các trích dẫn kép được sử dụng lại và chúng tiếp tục thay thế khi cần thiết.

II. Tác dụng của dấu ngoặc kép

Tùy vào bối cảnh, tình huống mà dấu ngoặc kép sẽ được sử dụng với mục đích khác nhau. Nhìn chung tác dụng của dấu ngoặc kép như sau:

1. Đánh dấu lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật

Tác dụng của dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép được dùng để thể hiện lời nói, ý nghĩ trực tiếp của nhân vật
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời nói hoặc ý nghĩ trực tiếp của nhân vật, đây là tác dụng cơ bản nhất của loại dấu câu này. Đối với tác dụng của dấu ngoặc kép này, trước lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật sẽ có dấu hai chấm.
Ví dụ: Tuấn thoạt nghĩ: ‘Ngày hôm nay chắc chắn sẽ rất thú vị”.
Bà nói với Minh rằng: ‘Cháu trai của bà ngoan và giỏi lắm”.

2. Đưa ra một nhận định, trích dẫn

Ngoài ra, dấu ngoặc kép còn được dùng để trích dẫn một câu danh ngôn, câu nói, nhận định nào đó. Những câu trích dẫn này thường rất nổi tiếng và gắn liền với tên tuổi của người nổi tiếng, hoặc trích dẫn từ tác phẩm nào đó.
Ví dụ: “Thơ văn chính là tâm hồn” – M.Gorki
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” – Hồ Chí Minh

3. Đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt

Tác dụng của dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép cũng được dùng để nhấn mạnh, tăng thêm ý nghĩa cho câu văn
Đôi khi, tác dụng của dấu ngoặc kép còn rất đặc biệt. Đó là để đánh dấu những từ có ý nghĩa, những từ này thường mang nghĩa bóng hoặc được thêm vào để tăng thêm hình ảnh, ý nghĩa cho câu văn… Người dùng thể hiện ý muốn nhấn mạnh của từ được nhắc đến.
Ví dụ: Hoài “hoa hậu” của lớp lúc nào cũng điệu đà.
Quang “cây hài” của lớp mình lúc nào cũng bày trò để mọi người vui vẻ.

III. Cách sử dụng dấu ngoặc kép chuẩn

Ngoài viết nắm được những tác dụng của dấu ngoặc kép, việc sử dụng dấu ngoặc kép đúng chính tả cũng rất cần thiết. Dưới đây là một số cách sử dụng dấu ngoặc kép chính xác trong văn bản, hoàn cảnh nhất

1. Dùng dấu ngoặc kép trong trích dẫn, câu nói

Khi bạn sử dụng dấu ngoặc kép trong trường hợp này, cần viết hoa chữ đầu tiên của trích dẫn đó. Nếu bạn trích dẫn trực tiếp từ một nguồn như sách, bài báo… luôn viết chữ cài đầu của câu trích dẫn. Ví dụ như: Pollen nói trong cuốn sách của mình “Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì mà bạn muốn miễn là bạn tự làm ra”.
Viết thường với những trích dẫn ở giữa. Nếu bạn muốn trích dẫn một câu nói đơn giản, không ở cuối câu thì nên viết thường chữ đầu tiên. Các dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu hỏi xuất hiện trong trích dẫn phải được đặt bên trong dấu ngoặc kép. Ví dụ: Bình luôn thắc mắc “Tại sao chúng ta không thể chọn thức ăn theo sở thích của mình?”

2. Sử dụng dấu ngoặc kép để đối thoại

Tác dụng của dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép được sử dụng đa dạng tùy theo bối cảnh, ngữ cảnh
Luôn viết thường chữ cái sau dấu ngoặc kép, ví dụ: “Mấy giờ rồi?” cô ấy hỏi.
Nên đặt dấu phẩy trước những câu như “anh ấy nói”, “chị ấy chia sẻ”, “họ nói”… Điều này giúp người đọc nhận biết đó là cuộc hội thoại. Ví dụ như: Anh ấy nói, “Tối nay tôi không thể đến bữa tiệc của công ty”…

3. Đặt dấu ngoặc kép trong tiêu đề

Khi biết được tác dụng của dấu ngoặc kép, bạn luôn sử dụng dấu này để trích dẫn tiêu đề của bài báo, bài luận, tạp chí…. Ví dụ, nếu bạn sử dụng trích dẫn bài luận của tác giả Nguyễn Minh Châu, nó sẽ được viết “Trạng thái của vấn đề” của tác giả Nguyễn Minh Châu, “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên hồng chủ yếu là kỷ niệm đau buồn của đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa…
Sử dụng dấu ngoặc kép để trích dẫn tên phim truyền hình, tiêu đề bài hát. Ví dụ như “Ngày chung đôi” của ca sĩ Văn Mai Hương… Với dấu ngoặc kép trong phần tiêu đề sẽ không bao gồm các dấu câu như: dấu hỏi, dấu chấm than…

IV. Những điều cần lưu ý khi sử dụng dấu ngoặc kép

Với mỗi ngữ cảnh, người viết cần nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép để khéo léo trong việc sử dụng.
Khi trích dẫn lời nói hay suy nghĩ, bạn đừng quên dấu 2 chấm trước câu nói hoặc suy nghĩ đó.
Không nên sử dụng dấu ngoặc kép bừa bãi, không cần thiết, không có mục đích cụ thể.
Tóm lại, khi đặt trong mỗi ngữ cảnh khác nhau, dấu ngoặc kép sẽ mang đến những tác dụng khác biệt. Như vậy, chúng tôi đã cung cấp đến bạn các tác dụng của dấu ngoặc kép một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo để hướng dẫn bé nhà mình sử dụng cho đúng khi viết văn.