Trong bóng đá có rất nhiều bộ luật được ban hành nhằm tạo ra một sân chơi công bằng, minh bạch giữa các đội bóng. Một trong số đó là luật công bằng tài chính nhận được sự quan tâm của rất nhiều đội bóng. Vậy các bạn có biết luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì không? Hãy cùng Xôi Lạc TV tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì?
Luật công bằng tài chính trong tiếng anh gọi là Financial Fair Play – FFP là điều luật được ra đời dưới sự khởi xướng của ông Michel Platini – cựu chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu và các đồng sự của mình vào năm 2009. Điều luật này nhằm đảm bảo môi trường bóng đá có sự cạnh tranh công bằng và minh bạch giữa các đội bóng châu Âu.
Các câu lạc bộ sẽ phải công khai ngân sách tài chính hiện có của mình. Nhất là phải công khai các giao dịch chuyển nhượng cũng như mua bán các cầu thủ.
Điều luật này có hiệu lực chính thức từ ngày 01/06/2011 và đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùng lớn cho nền bóng đá châu u. Bởi điều luật này không cho phép các câu lạc bộ đang có khó khăn về tài chính được phép tham gia cúp châu Âu.
Hoàn cảnh ra đời của Luật công bằng tài chính bóng đá
Năm 2009, Ủy ban quản lý tài chính của Liên đoàn bóng đá châu u đã bàn bạc và soạn thảo FFP.
Năm 2011, FFP chính thức được thông qua và công bố đến các câu lạc bộ. Vào ngày 01/06/2011, luật công bằng tài chính bóng đá bắt đầu có hiệu lực.
Năm 2009 là năm mà các câu lạc bộ đã chi một khoản tiền rất lớn cho việc chuyển nhượng và mua bán cầu thủ, đặc biệt việc trả lương cho các cầu thủ trong khi doanh thu của mình lại khá hạn chế. Cho dù vậy, các câu lạc bộ này vẫn được vận hành vô cùng trơn tru dưới sự hậu thuẫn của những ông chủ giàu có. Những chế tài của luật công bằng tài chính trong bóng đá sẽ buộc họ phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về việc chi ngân sách trong các phi vụ chuyển nhượng và trả lương cầu thủ.
Không chỉ vậy, FFP còn kiểm soát chặt chẽ cả việc cân bằng tài chính giữa đầu ra gồm phí chuyển nhượng, lương và doanh thu đầu vào sẽ có tiền bán vé, bản quyền truyền hình, các hợp đồng quảng cáo. Tuy nhiên, FFP lại không kiểm soát các khoản chi phí cho việc xây dựng, đào tạo các đội trẻ cũng như xây dựng sân vận động hoặc khu tập luyện.
Tác dụng của luật công bằng tài chính trong bóng đá
Sự chênh lệch về tài chính giữa các câu lạc bộ đã dẫn đến sự công bằng, minh bạch trong thi đấu. Khi các câu lạc bộ có những ông chủ vô cùng giàu có sẽ không ngần ngại chi ra một khoản tiền rất lớn để mang về cho đội bóng của mình những cầu thủ xuất sắc nhất. Điều này khiến cho trình độ của các câu lạc bộ sẽ bị mất cân bằng rất nghiêm trọng khiến các trận đấu không còn kịch tính, hấp dẫn như trước nữa mà gần như rơi vào tình huống chưa thi đấu đã biết trước kết quả.
Minh chứng điển hình nhất cho ví dụ này đó là PSG và Man City, hai nhà vô địch của Pháp và Anh, đây là hai câu lạc bộ thuộc sở hữu của các ông chủ giàu có bậc nhất thế giới. Nhờ vào sức mạnh tài chính của họ nên các câu lạc bộ đã có các cuộc trao đổi cũng như mua bán cầu thủ rầm rộ sau mỗi mùa giải. Từ đó, các câu lạc bộ này rất dễ dàng giành được nhiều danh hiệu vô địch ở các giải đấu quốc gia.
Luật công bằng tài chính trong bóng đá được thông qua nhằm giúp hạn chế việc lạm phát của các câu lạc bộ, giúp họ có thể xây dựng một nền tảng tài chính vô cùng vững chắc. Đồng thời điều luật này còn giúp cho các giải đấu sẽ không mất đi sự cạnh tranh, hấp dẫn bởi các kết quả dễ dàng đoán trước.
Các điều khoản của FFP
Bộ luật công bằng tài chính trong bóng đá ra đời với mục đích mang đến sự công bằng, minh bạch giữa các câu lạc bộ để từ đó góp phần các giải đấu có được sự thành công mỹ mãn khi tổ chức. Các điều khoản của FFP:
Công khai tài chính và những hoạt động chuyển nhượng cầu thủ, tiền hoa hồng cho những nhà đại diện.
Nếu lỗ hơn 100 triệu Euro trên TTCN thì câu lạc bộ đó sẽ bị đặt vào vào tình trạng báo động buộc các câu lạc bộ phải đảm bảo tài chính.
Trừng phạt nhanh chóng nếu quy phạm luật công bằng tài chính trong bóng đá.
Các hình thức phạt của FFP
- Cảnh báo
- Phạt hành chính
- Trừ điểm
- Liên đoàn bóng đá châu u rút vốn khỏi các giải đấu mình tổ chức
- Cấm đăng ký số lượng cầu thủ ở những giải đấu của UEFA
- Loại khỏi các giải đấu mà câu lạc bộ đang tham gia
Điểm bất cập của FFP
Khoảng cách về tài chính cũng như sức mạnh của các câu lạc bộ không được rút ngắn hay việc cạnh tranh thiếu sự công bằng không thể chấm dứt. Ngược lại, dường như luật công bằng tài chính trong bóng đá chỉ đang nhấn mạnh và gia tăng thêm khoảng cách giàu nghèo giữa những đội bóng.
Không mang đến sự công bằng, minh bạch. Các câu lạc bộ lớn vẫn tiếp tục giàu có cũng như lớn mạnh. Bởi hầu hết các cầu thủ giỏi sẽ chẳng bao giờ đầu quân cho các đội bóng nghèo và chất lượng kém.
Các án phạt quá nhẹ và chưa đủ sức răn đe.
Như vậy, kênh xem truc tiep bong da Xôi Lạc TV đã cùng các bạn tìm hiểu về luật công bằng tài chính trong bóng đá trong bài viết trên. Có thể thấy bộ luật này đã được ban hành từ sớm nhưng vẫn chưa thể phát huy tác dụng của mình. Bởi vẫn có sự giàu nghèo giữa các câu lạc bộ khiến các trận đấu thiếu tính hấp dẫn và kịch tính.